Sự sáng tạo đến từ đâu?

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=9502
Sự sáng tạo đến từ đâu?
Câu trả lời là khá rõ ràng: sự sáng tạo là một sự bừng ngộ nội tâm (insight) xuất hiện trong đầu của một số người đặc biệt. Nhưng giả định này là gây hiểu lầm. Nếu chúng ta nghĩ sự sáng tạo là một ý tưởng hoặc hành động mới và có giá trị thì khi đó chúng ta không thể đơn giản là chấp nhận một ý tưởng của một người. Vì không có cách nào để biết liệu một ý tưởng là mới nếu không có một số tiêu chuẩn, và không có cách nào nói rằng liệu ý tưởng đó có giá trị trừ khi nó đi qua sự đánh giá xã hội. Do đó, sự sáng tạo không xuất hiện trong đầu con người mà trong tương tác giữa những ý tưởng của một người và bối cảnh văn hóa xã hội. Nó là một hiện tượng hệ thống hơn là hiện tượng cá nhân.
Để có thể tồn tại, các nền văn hóa phải loại bỏ hầu hết những ý tưởng mới do những thành viên trong xã hội tạo ra. Các nền văn hóa là bảo thủ vì có lí do chính đáng. Không nền văn hóa nào có thể tiêu hóa được tất cả những sáng kiến do tất cả mọi người tạo ra mà không gây ra sự hỗn loạn. Giả sử bạn phải phân bổ sự chú ý đến 15 triệu bức tranh ngang nhau- vậy bạn sẽ còn bao nhiêu thời gian cho việc ăn, ngủ, làm việc? Nói cách khác, không ai có thể có đủ sự chú ý để chú ý đến mỗi phát minh mới được tạo ra. một nền văn hóa không thể tồn tại lâu nếu tất cả thành viên của nó chú ý đến mọi ý tưởng mới. Ta có thể nói rằng một nền văn hóa tồn tại khi hầu hết mọi người đều nhất trí rằng bức tranh X xứng đáng được chú ý nhiều hơn bức tranh Y, hoặc ý tưởng X xứng đáng để suy nghĩ nhiều hơn ý tưởng Y.
Vì sự khan hiếm chú ý, chúng ta phải chọn lọc: chúng ta chỉ đọc một vài cuốn sách mới, nhận ra một vài bức tranh. Do đó, người sáng tạo phải thuyết phục được xã hội/lĩnh vực/các chuyên gia trong lĩnh vực đó rằng cô í đã có một sáng kiến, phát minh có giá trị.
Thuật ngữ “sáng tạo” thường được dùng quá nhiều. Nó chỉ về những đối tượng rất khác nhau, do đó gây ra rất nhiều nhầm lẫn. Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi phân biệt ra ít nhất 3 hiện tượng khác nhau có thể được gọi bằng cái tên “sáng tạo”.
- Trong những cuộc trò chuyện bình thường, một người bộc lộ những suy nghĩ khác thường, thú vị. Người đó có vẻ như thông minh khác thường. một người nói chuyện thông minh, một người có rất nhiều mối quan tâm khác nhau và nhanh trí, có thể được gọi là sáng tạo theo ý nghĩa này. Nhưng trừ khi họ cũng đóng góp một điều gì đó quan trọng vĩnh cửu, tôi chỉ gọi họ là người thông minh hơn là sáng tạo.
- Thuật ngữ “sáng tạo” có thể được dùng để chỉ về những người trải nghiệm về thế giới theo những cách mới lạ. Họ là những người có những quan điểm mới, họ có thể có những phát hiện quan trọng chỉ mình họ biết. Tôi gọi họ là người có tính cách sáng tạo (personally creative)
- Cuối cùng, thuật ngữ “sáng tạo” chỉ về những người như Leonardo, Edison, Picasso hoặc Einstein, đã thay đổi nền văn hóa của chúng ta trong một số phương diện quan trọng.
Sự khác nhau giữa 3 kiểu người đó:
Một số người tài giỏi, thông minh mà mọi người nghĩ họ là người sáng tạo, chưa bao giờ để lại bất kỳ thành tựu nào, ngoại trừ những ấn tượng mà họ để lại trong ký ức của những người đã biết về họ. Trong khi đó, một số người từng có những ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thì không bộc lộ bất kì sự tài giỏi, độc đáo nào trong hành vi của họ, ngoại trừ những thành tựu mà họ để lại. Ví dụ, Leonardo da Vinci là một người sáng tạo thuộc nhóm 3, là một người sống ẩn dật. Nếu bạn được gặp ông í ở một bữa tiệc cocktail, bạn có lẽ sẽ nghĩ ông í là một người nhàm chán và để mặc ông ta đứng ở một góc phòng càng sớm càng tốt. Như vậy, người sáng tạo nhóm 3 có thể có đóng góp sáng tạo mà không phải là người bộc lộ sự độc đáo trong hành vi.
Sự sáng tạo kiểu 3, làm thay đổi một số khía cạnh của nền văn hóa, không bao giờ chỉ ở trong đầu của một người. Vì để có bất kỳ ảnh hưởng nào, ý tưởng phải được diễn tả theo quan điểm có thể hiểu được đối với những người khác, nó phải được các chuyên gia cho là xứng đáng trong lĩnh vực nào đó.
Sự sáng tạo là bất kỳ hành động, ý tưởng hoặc sản phẩm nào làm thay đổi một lĩnh vực đang tồn tại hoặc biến một lĩnh vực đang tồn tại đó thành một lĩnh vực mới.
Và một người sáng tạo là người có những suy nghĩ hoặc hành động làm thay đổi một lĩnh vực hoặc thiết lập ra một lĩnh vực mới.
 Một người không thể sáng tạo trong một lĩnh vực mà anh/cô í không được tiếp xúc.
Bất kể một đứa trẻ có năng khiếu toán học nhiều như thế nào thì anh/ cô í sẽ không có khả năng đóng góp cho toán học nếu không được học những quy tắc của nó.
Trong khoa học, bạn không thể có một đóng góp sáng tạo nếu không nội tâm hóa những kiến thức nền tảng của lĩnh vực đó. Nói cách khác, bạn phải học những quy tắc và nội dung của lĩnh vực đó. Điều này cũng đúng trong nghệ thuật. Các họa sĩ đều đồng ý rằng một người vẽ không thể có một sự đóng góp sáng tạo nếu không nhìn, nhìn, và nhìn những bức tranh trước và nếu không biết các họa sĩ và các nhà phê bình xem nghệ thuật tốt và tệ như thế nào. Các nhà văn nói rằng bạn phải đọc, đọc và đọc nhiều và biết những tiêu chí cho một bài văn hay trước khi bạn có thể tự mình viết ra một tác phẩm sáng tạo. Nếu bạn là một nhạc sĩ, bạn nên biết về rất nhiều loại nhạc, bạn đã nghe rất nhiều nhạc, bạn nhớ nhạc. Nói cách khác, nếu bạn được sinh ra trên một hoang đảo và chưa bao giờ nghe nhạc thì bạn không thể trở thành một Beethoven.
Nhân cách sáng tạo
10 chiều kích của sự phức tạp
Để sáng tạo, một người phải nội tâm hóa toàn bộ hệ thống (lĩnh vực họ làm việc) để làm sự sáng tạo có khả thi. Vậy thì kiểu người nào có khả năng làm điều đó? Họ cần có những nét tính cách gì để đi đến những sáng tạo có giá trị?
Tôi có thể dùng một từ để chỉ về sự khác biệt giữa những người sáng tạo với những người khác, từ đó là “sự phức tạp” (complexity). Họ có những tính cách cực kì đối lập. Những tính cách đó có ở trong tất cả chúng ta, nhưng chúng ta thường được huấn luyện để chỉ phát triển một trong 2 cực. Ví dụ, chúng ta có thể trau đồi tính cạnh tranh, xung hấn và xem thường hoặc kìm nén mặt hợp tác, nuôi dưỡng. một cá nhân sáng tạo có thể vừa xung hấn vừa hợp tác, hoặc là cả 2 cùng một lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau, phụ thuộc vào tình huống. Có một nhân cách phức tạp nghĩa là có khả năng bộc lộ trọn vẹn những nét tính cách tiềm ẩn trong con người. Nhưng đa số chúng ta lại nghĩ rằng chỉ một trong 2 cực là “tốt”, còn cực kia là xấu.
1 nhân cách sáng tạo không ngụ ý về sự trung tính, hoặc sự trung bình. Nó không phải một điểm nằm ở giữa 2 thái cực. Mà đúng hơn là nó bao gồm khả năng dịch chuyển từ một cực này sang cực khác khi tình huống yêu cầu.
1. Những người sáng tạo có rất nhiều năng lượng thể chất, nhưng họ cũng thường yên lặng và nghỉ ngơi, thư giãn. Họ làm việc trong nhiều giờ với sự tập trung lớn. Điều này không có nghĩa là người sáng tạo là tăng động, luôn luôn “làm việc”, liên tục khuấy động. Trong thực tế, họ thường nghỉ ngơi và ngủ rất nhiều. Điều quan trọng là năng lượng của họ nằm dưới sự kiểm soát của họ - nó không bị kiểm soát bởi lịch, đồng hồ, một lịch trình bên ngoài. Khi cần thiết họ có thể tập trung giống như một tia laze; khi không cần thiết , họ bắt đầu nạp lại năng lượng của họ ngay lập tức.
2.Những người sáng tạo có xu hướng thông minh, nhưng đồng thời cũng ngây thơ.
3.Sự kết hợp giữa vui chơi và kỷ luật, hoặc trách nhiệm và vô trách nhiệm.
4.Những người sáng tạo xen kẽ giữa tưởng tượng và ý thức về thực tế.
Hầu hết chúng ta giả định rằng những nghệ sĩ – nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ – mạnh ở cực tưởng tượng, trong khi đó những nhà khoa học, nhà chính trị, doanh nhân là những người thực tế. Điều này có thể đúng theo quan điểm những hoạt động lề thói hằng ngày. Nhưng khi một người bắt đầu làm việc một cách sáng tạo, thì những nghệ sĩ có thể là một người thực tế như các nhà vật lý và các nhà vật lý có thể tưởng tượng như các nghệ sĩ.
5 Những người sáng tạo có vẻ như bộc lộ cả tính hướng ngoại và hướng nội cùng một lúc.
6.Những người sáng tạo cũng vừa khiêm tốn vừa tự hào.
7.Những người sáng tạo thoát khỏi định kiến về vai giới cứng nhắc. Khi làm kiểm tra về sự nam tính/nữ tính, họ phát hiện thấy những cô gái sáng tạo và tài năng thì mạnh mẽ và có tính thống trị hơn những cô gái khác, và những chàng trai sáng tạo thì nhạy cảm hơn và ít xung hấn hơn những bạn trai khác.
8.Người sáng tạo vừa truyền thống, bảo thủ, vừa chống đối/nổi loạn
9.Hầu hết những người sáng tạo rất đam mê về công việc của họ, nhưng họ cũng có thể rất khách quan về nó. Nếu không có đam mê, chúng ta sẽ sớm đánh mất sự hứng thú trong một nhiệm vụ khó. Nhưng không có tính khách quan về nó, công việc của chúng ta sẽ thiếu tính đáng tin.
10. Tính cởi mở và nhạy cảm của người sáng tạo thường làm cho họ cũng đau khổ rất nhiều. Sự đau khổ là dễ hiểu. Sự nhạy cảm lớn có thể gây ra những lo lắng thường không được cảm nhận bởi những người còn lại trong chúng ta.
Làm thế nào để cuộc sống của mỗi người trở nên sáng tạo hơn?
Làm thế nào để mỗi ngày của chúng ta tràn đầy sự ngạc nhiên và thú vị?
Khi chúng ta sống sáng tạo, sự buồn chán biến mất và mỗi khoảnh khắc hứa hẹn một sự khám phá mới mẻ.
Tôi giả định rằng mỗi người đều có tiềm năng, năng lượng tinh thần mà anh/cô í cần để dẫn đến một cuộc sống sáng tạo. Tuy nhiên, có 4 chướng ngại chính ngăn cản nhiều người bộc lộ tiềm năng này. một số người bị kiệt sức bởi quá nhiều đòi hỏi. Hoặc chúng ta dễ dàng bị phân tán và gặp vấn đề trong vịệc học cách làm thế nào để bảo vệ năng lượng chúng ta có. Vấn đề tiếp theo là sự lười biếng, hoặc thiếu kiểm soát dòng năng lượng. Chướng ngại cuối cùng là không biết làm gì với năng lượng mà bạn có.
Với kiến thức hiện nay của chúng ta, ngay cả một nhà thần kinh cũng không thể nói được sự khác nhau giữa bộ não của Einstein với bộ não của chúng ta. Theo quan điểm về khả năng xử lý thông tin, tất cả bộ não cực kỳ giống nhau. Những giới hạn về bao nhiêu bit thông tin mà chúng ta có thể xử lý tại bất kỳ thời điểm nào cũng giống nhau. Về nguyên tắc, vì sự giống nhau của bộ não, hầu hết mọi người có thể chia sẻ kiến thức giống nhau và thực hiện những hoạt động tinh thần ở những mức độ giống nhau. Nhưng những khác biệt lớn đó là cách mọi người suy nghĩ như thế nào và họ suy nghĩ về điều gì!
Theo quan điểm sử dụng năng lượng tinh thần một cách sáng tạo, có lẽ khác biệt cơ bản nhất giữa mọi người liên quan đến việc họ để lại bao nhiêu sự chú ý không cam kết để xử lý với sự mới lạ. Trong quá nhiều trường hợp, sự chú ý bị thu hẹp bởi hoàn cảnh bắt buộc bên ngoài. Chúng ta không thể kỳ vọng một phụ nữ đã đi làm, có con, còn nhiều năng lượng tinh thần để học một lĩnh vực nào đó. Và khi những nhu cầu sinh tồn (ăn-mặc-ở) đòi hỏi tất cả sự chú ý của một người thì họ không còn sự chú ý để cho sáng tạo.
Nhưng thường thì những chướng ngại đến từ bên trong. Đối với một người quan tâm đến việc bảo vệ bản thân anh/cô í, thì tất cả sự chú ý được đầu tư để kiểm soát, giám sát những mối đe dọa đến cái tôi của họ. Sự phòng vệ này có thể hiểu được làm cho: những đứa trẻ từng bị bạo hành hoặc từng trải qua nạn đói ít có khả năng trở nên tò mò và hứng thú đến điều mới lạ vì lợi ích của chính nó. Vì chúng cần tất cả năng lượng tinh thần mà chúng có để tồn tại. Cực đoan hơn, một ý thức quá dễ bị tổn thương dưới kết quả là những hình thức loạn thần được biết đến như chứng ám sợ, nơi mà mọi thứ xảy đến với một người đều được diễn giải như một mối đe dọa chống lại họ. một xu hướng ám sợ là một chướng ngại đối với việc giải phóng năng lượng tinh thần. Người chịu đựng nó thường không thể trở nên hứng thú với thế giới từ một quan điểm khách quan, không thiên vị và do đó không thể học nhiều điều mới.
 Một hạn chế khác của việc sử dụng thoải mái năng lượng tinh thần là một sự đầu tư quá mức sự chú ý vào những mục tiêu ích kỷ. Tất nhiên, tất cả chúng ta trước tiên phải quan tâm đến những nhu cầu của bản thân. Nhưng đối với một số người, khái niệm “nhu cầu” bị thổi phồng đến mức độ nó trở thành một sự ám ảnh, ăn ngấu nghiến mỗi khoảnh khắc tỉnh táo của họ. Khi mọi thứ mà một người nhìn, nghĩ hoặc làm phải có lợi cho bản thân thì họ không còn sự chú ý nào dành cho việc học hỏi bất kỳ điều gì khác.
Thật khó để tiếp cận thế giới một cách sáng tạo khi một người đang đói hoặc rét vì khi đó tất cả năng lượng tinh thần của họ được tập trung cho những nhu cầu thiết yếu họ thiếu. Và cũng khó khăn ngang bằng khi một người giàu có và nổi tiếng nhưng dành tất cả năng lượng của anh ấy để kiếm được nhiều tiền hơn. Để giải phóng năng lượng sáng tạo, chúng ta cần từ bỏ hoặc chuyển một số sự chú ý từ việc theo đuổi những mục tiêu có thể dự đoán được và thay vào đó sử dụng nó để khám phá thế giới xung quanh chúng ta.
Bước đầu tiên để hướng đến một cuộc sống sáng tạo hơn là trau dồi sự tò mò và hứng thú, đó là phân bổ sự chú ý đến những điều vì lợi ích của chính nó. Đối tượng chú ý không cần phải hữu ích, quyến rũ hoặc quý giá; chừng nào nó còn bí ẩn thì nó đáng để chú ý.
Để tiếp tục thích thú với một việc gì đó, bạn cần gia tăng tính phức tạp của nó.
Bạn không thể tắm 2 lần trên một dòng sông, cũng như bạn không thể thích thú trước một hoạt động lặp đi lặp lại, trừ khi bạn khám phá ra những thách thức mới, những cơ hội mới trong nó. Nếu không nó sẽ trở nên nhàm chán. Việc đánh răng không thể gây thích thú trong một thời gian dài – nó là một hoạt động không có đủ tính phức tạp.
Nếu bạn làm bất kỳ việc gì tốt, nó trở thành sự thích thú. Cho dù là viết thơ hay lau nhà, tiến hành một thực nghiệm khoa học hoặc thi chạy, chất lượng của kinh nghiệm có xu hướng cải thiện theo tỷ lệ sự nỗ lực được đầu tư vào trong nó. Càng có nhiều hoạt động mà chúng ta làm một cách xuất sắc, cuộc sống càng trở nên đáng sống.
Sau khi bạn đã luyện tập để nâng cao chất lượng của kinh nghiệm trong một vài hoạt động hằng ngày, bạn có thể cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu một việc gì đó khó hơn.
Sau khi năng lượng sáng tạo được đánh thức thì nó cần được bảo vệ. Chúng ta phải dựng hàng rào chống lại những sự gây xao lãng, đào kênh để năng lượng có thể trôi chảy tự do.
Chúng ta thường ngạc nhiên khi nghe những người cực kì thành công nói rằng họ về cơ bản là lười. Tuyên bố đó có thể tin được. Họ không có nhiều năng lượng và kỷ luật hơn bạn và tôi; nhưng họ phát triển những thói quen kỷ luật cho phép họ hoàn thành những nhiệm vụ có vẻ như bất khả thi. Những thói quen đó thường rất tầm thường mà những người thực hành chúng dường như kỳ lạ và bị ám ảnh. Đầu tiên nhiều người khá sốc khi Einstein luôn mặc một cái áo cũ và những cái quần rộng lùng thùng. Tại sao ông í quá lập dị như vậy? Tất nhiên Einstein không cố làm bất kì ai khó chịu. Ông í chỉ đang cắt giảm nỗ lực hằng ngày liên quan đến việc quyết định mặc quần áo gì, để tâm trí ông có thể tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn đối với ông. Dù giả sử bạn chỉ tốn 2 phút mỗi ngày để quyết định mặc đồ gì. Nếu cộng lại sẽ là 12 giờ một năm. Bây giờ hãy nghĩ về những việc lặp đi lặp lại mà chúng ta phải làm hằng ngày- chải đầu, lái xe, ăn...và không chỉ nghĩ đến thời gian tiêu tốn cho mỗi việc mà còn sự gián đoạn dòng suy nghĩ của chúng ta mà chúng gây ra, cả trước và sau.
Đến đoạn này, nhiều độc giả có thể cảm thấy một sự mâu thuẫn. một mặt tôi nói rằng , để sáng tạo bạn nên cởi mở trước kinh nghiệm, tập trung vào cả những nhiệm vụ tầm thường nhất – như đánh răng – để làm chúng hiệu quả hơn và nghệ thuật hơn. Mặt khác, tôi lại nói bạn nên giữ gìn năng lượng sáng tạo bằng cách lề thói hóa càng nhiều hoạt động hằng ngày càng tốt để bạn có thể tập trung hoàn toàn vào những việc thực sự quan trọng. Đó không phải là một lời khuyên mâu thuẫn sao? Không thực sự - ngay cả nếu nó mâu thuẫn thì bạn nên mong đợi có một số nghịch lý nào đó trong hành động sáng tạo.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét