Phương pháp Bản đồ tư duy - Mind map (Phần 1)

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY - MIND MAP (PHẦN 1)
Mục lục
I. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
1. Sự học thời đồ đá
2. Nghệ thuật trình bày
3. Giới thiệu sơ đồ tư duy
4. Vai trò của hình thức
5. Thoáng đãng và rậm rạp
6. Qui luật vàng của tư duy
7. Qui luật vàng của nhận thức
8. Nên vẽ sơ đồ tư duy ở đâu?
9. Sơ đồ tư duy các phương pháp sáng tạo
10. Một số bài tập vận dụng
II. SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC

I. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
1. Sự học thời đồ đá
Đạo sĩ:
-         Chẳng còn bao lâu nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp trường mẫu giáo làng. Ngươi chuẩn bị cho việc thi cử ra sao rồi? Đừng chủ quan đấy nhé!
Học hành thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)

Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Bề tôi đã ghi chép nội dung ôn tập kỹ lưỡng rồi ạ!
Đạo sĩ:
-          Kỹ lưỡng thế nào?
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Bề tôi đã ghi đầy đủ vào tay như thế này ạ!
Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-          Úi mẹ! Như thế này là toi rồi! Giải pháp này là không thể chấp nhận được, ngươi đề xuất giải pháp khác xem sao nào?
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Những cách sau đây có được không ạ?
Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)



Thi cử thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-          Thế này là... toi rồi! Toi... thật rồi!
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Vậy, ngài có cao kiến chi xin thỉnh giáo ạ?
Đạo sĩ:
-          Trong lĩnh vực dạy - học nói riêng và trong lĩnh vực truyền đạt thông tin nói chung, sơ đồ tư duy là một công cụ khá hữu hiệu. Vào thời đồ đá, sơ đồ tư duy là món gối đầu giường không thể thiếu được đối với thầy đồ lẫn môn sinh. Vì vậy, ngươi hãy vận dụng sơ đồ tư duy vào việc ôn thi tốt nghiệp trường mẫu giáo làng ngay tức khắc. Bài ôn tập của ngươi là gì nào?
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Phần ôn tập của bề tôi là bài văn mẫu có chủ đề “Các mùa trong năm” với nội dung cụ thể là: “Mỗi năm có bốn mùa: xuân hạ thu đông. Xuân cây cối tươi tốt, người ăn nhậu nhiều. Hạ thời tiết nóng bức, học sinh được nghỉ hè. Thu không khí mát mẻ, lá cây rụng đầy sân. Đông giá rét, trời mưa nhiều”.
2. Nghệ thuật trình bày
Đạo sĩ:
-          Bài văn mẫu ở trên được trình bày dưới dạng văn viếtnên khó nhớ là đúng rồi. Ngươi thử chuyển sang dạng cấu trúc liệt kê như sau xem sao nhé!

CÁC MÙA TRONG NĂM
1.   XUÂN
·        Cây cối tươi tốt
·        Người ăn nhậu nhiều
2.   HẠ
·        Thời tiết nóng bức
·        Học sinh được nghỉ hè
3.   THU
·        Không khí mát mẻ
·        Lá cây rụng đầy sân
4.   ĐÔNG
·        Giá rét
·        Trời mưa nhiều

 









Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Hình thức liệt kêquả là dễ ghi nhớ hơn so với hình thức văn viết. Tại sao lại như thế?
Nghệ thuật trình bày thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Nghệ thuật trình bày thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Nghệ thuật trình bày thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-          Văn xuôi là hình thức trình bày không có tính cấu trúc, còn hình thức liệt kê thì có tính cấu trúc cao hơn nên dễ nhớ hơn. Hình thức trình bày nào càng gần giống với cơ chế tư duy của bộ não thì hình thức đó càng dễ ghi nhớ. Đơn giản vậy thôi!
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Vậy, hình thức trình bày nào gần giống nhất với cơ chế tư duy của bộ não?
3. Giới thiệu sơ đồ tư duy
Đạo sĩ:
-          Đó chính là sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy, phiên âm sang tiếng xứ À-mê-ri-cà là mindmap.
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Có thể hiểu mindmap một cách thô thiển như thế nào?
Đạo sĩ:
-          Mind phiên âm sang tiếng làng ta là tư duy, còn maplà sơ đồ hoặc bản đồ (với các thầy đồ huấn thị môn toán còn có thêm một nghĩa nữa là ánh xạ). Vì vậy, có thể hiểu một cách nôm na mindmap là sự mô hình phỏng cơ chế tư duy của bộ não. Hãy tham khảo bài Phương pháp tương tự để hiểu sâu hơn về mô hình mô phỏng nhé!
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Việc mô tả bài văn mẫu “các mùa trong năm” bằng sơ đồ tư duy như thế nào?
Đạo sĩ:
-         Bước 1: Khoanh một nút rồi ghi vào đó chủ đề cần ghi nhớ.
Nút gốc của sơ đồ tư duy.
-         Bước 2: Vẽ 4 nhánh tới 4 nút tương ứng với 4 mùa.
Triển khai các nút cấp 1.
-         Bước 3: Với mỗi mùa, hãy vẽ các nhánh và nút biểu thị tính chất của mùa đó.
Triển khai các nút cấp 2.
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Vậy, có thể khái quát hóa việc xây dựng sơ đồ tư duy như thế nào?
Đạo sĩ:
-          Đơn giản lắm! Ngươi xem hình sau khắc tỏ tường.
Cấu trúc chung của sơ đồ tư duy. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Cùng một nội dung, nhưng việc chuyển đổi hình thức trình bày từ văn viếtcấu trúc liệt kêbản đồ tư duyđã làm tăng khả năng ghi nhớ. Vậy, hình thức trình bày có quan trọng lắm không?
4. Vai trò của hình thức
Đạo sĩ:
-         Ngươi hãy xem những lời vàng ngọc của cô đào nổi tiếng Marilyn Monroe.
Tầm quan trọng của hình thức. (ảnh: nguồn internet)


Tầm quan trọng của hình thức. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! So với thời đồ đá, yếu tố hình thức trong thời computer thế nào?
Đạo sĩ:
-          Thời đồ đá không có những ngành công nghiệp như: thời trang, thẫm mỹ,...
Thẫm mỹ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Thời trang thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Ẩm thực thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
5. Thoáng đãng và rậm rạp
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Xin cho một ví dụ khác về nghệ thuật trình bày bằng sơ đồ tư duy.
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, những đức tính tốt của đàn ông trong thời đồ đá được liệt kê như sau:
Liệt kê phẩm chất tốt đẹp của đàn ông. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Khi chuyển sang trình bày bằng sơ đồ tư duy thì sao?
Đạo sĩ:
-         Sơ đồ tư duy sẽ càng tôn vinh những đức tính tốt của cánh đàn ông lên tận mây xanh. Kiếp sau nếu được làm người chắc ai ai cũng xin được làm đàn ông.
Sơ đồ tư duy phẩm chất tốt đẹp của đàn ông. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Vào thời đồ đá, một người vợ tốt cần có những đức tính nào?
Đạo sĩ:
-         Nhiều lắm không nhớ hết được đâu! Hãy xem danh sách liệt kê 33 phẩm chất sau đây khắc tỏ tường!
Liệt kê phẩm chất vợ tốt thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Có nên chuyển từ cấu trúc liệt kê này sang sơ đồ tư duy để dễ ghi nhớ không ạ?
Đạo sĩ:
-          Không cần đâu! Thứ nhất, vì bài toán này vô nghiệm nên có chuyển sang sơ đồ tư duy cũng vô tác dụng. Thứ hai, vì có quá nhiều hạng mục nên sơ đồ tư duy trở nên quá rậm rạp, chẳng giúp ích gì cho việc ghi nhớ!
Một sơ đồ tư duy quá rậm rạp. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Hồi học lớp mầm trường mẫu giáo làng, bề tôi có đọc cuốn Thủy Hử về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Thi Nại Amtiên sinh. Lên lớp chồi thì đọc truyện Ngàn lẻ một đêm mà nàng Scheherazade kể cho đức vua Schahriarnghe. Rồi đến khi học lớp lá thì đọc tiểu thuyết Hai mươi vạn dặm dưới đáy biển của nhà văn Jules Vernetiên sinh quê xứ Gà trống. Làm thế nào để chuyển mấy thứ này sang hình thức sơ đồ tư duy với từng anh hùng, từng đêm, từng dặm ạ?
Đạo sĩ:
-          Sơ đồ tư duy hoàn toàn bó tay đối với những trường hợp mô tả có quá nhiều nhánh chi chít như sao trời! Hãy tỉa bớt cành cho sơ đồ tư duy thoáng đãng hơn.
Một sơ đồ tư duy thoáng đãng. (ảnh: nguồn internet)
6. Qui luật vàng của tư duy
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Bản chất của quá trình tư duy là gì?
Đạo sĩ:
-          Là quá trình nhận thức các khái niệm và liên kết các khái niệm với nhau!
Nhận thức các khái niệm. (ảnh: nguồn internet)


Liên kết các khái niệm. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Điều này có liên quan gì đến sơ đồ tư duy?
Đạo sĩ:
-          Sơ đồ tư duy cũng liên kết các khái niệm nhưng không định nghĩa các khái niệm! Vì vậy, trong việc xây dựng sơ đồ tư duy, nội dung phải đi trước, hình thức đi sau.
Sơ đồ tư duy rỗng nội dung. (ảnh: nguồn internet)
7. Qui luật vàng của nhận thức
Đệ tử:
-         Bề tôi nhận thấy rằng, các đôi tình nhân ngày động thổ dự án tình yêu chỉ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng nói. Trong quá trình xây lắp dự án họ giảm dần tần suất giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng nói và gia tăng tần suất giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Còn ngày động trời dự án họ chỉ thuần túy giao tiếp nhau bằng ngôn ngữ cơ thể trong im lặng. Vậy, các loại ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong nhận thức, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Bây giờ là lưu niên 6.000 trước Tây lịch thuộc thời đồ đá. Trong khi đó, ngôn ngữ tiếng nói được hình thành cách đây khoảng 2.000.000 - 500.000 năm về trước. Còn ngôn ngữ cơ thể, khi nào có cơ thể tất có ngôn ngữ cơ thể.
-         Kết quả nghiên cứu thời đồ đá cho thấy trong tổng tác dụng của một thông điệp thì lời nói (chỉ xét riêng từ ngữ) chiếm khoảng 7%, thanh âm (bao gồm lời nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%. Mặt khác, ngôn ngữ cơ thể được thu nhận thông qua thị giác dưới hình thức hình ảnh là chủ yếu.
Vận dụng qui luật vàng của nhận thức thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có thể rút ra kết luận gì từ những thông số trên, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vì từ ngữ chỉ chiếm có 7% lượng thông tin nên trong việc giảng dạy và thuyết trình đừng tuyệt đối hóa yếu tố từ ngữ mà cần chú trọng nhiều hơn yếu tố hình ảnh.
Sơ đồ tư duy không dùng từ ngữ. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Việc phối hợp giữa nghe và nhìn trong quá trình nhận thức có quan trọng không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đó chính là qui luật vàng trong nhận thức.
Qui luật vàng của nhận thức. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, các thầy đồ chọn đôi mắt làm cửa sổ tâm hồn, điều đó dẫn đến hệ quả gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Theo luật phong thủy thời đồ đá, cửa sổ và cửa chính phải lệch nhau một góc 90o. Các thầy đồ đã chọn đôi mắt làm cửa sổ tâm hồnnên cửa chính sẽ là đôi tai. Trong khi đó, các thương lái thì ngược lại - chọn đôi tai làm cửa sổ tâm hồn và cửa chính là đôi mắt.
-         Thật may mắn cho các thương lái vì có 55% thông tin là ngôn ngữ hình ảnh và 45% thông tin là ngôn ngữ âm thanh nên thương lái có lợi thế hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Giả sử lượng thông tin “thổi” qua cửa chính chiếm 80% còn qua cửa sổ chiếm 20%, khi đó cán cân thông tin nhận được giữa thương lái và thầy đồ lần lượt là 53% và 47%! Thật đáng tiếc cho những người... nói nhiều!
Hãy nhìn thật kỹ, đừng tư duy quá xa! (ảnh: nguồn internet)


Hãy nhìn thật kỹ, đừng tư duy quá xa! (ảnh: nguồn internet)


Hãy nhìn thật kỹ, đừng tư duy quá xa! (ảnh: nguồn internet)


Hãy nhìn thật kỹ, đừng tư duy quá xa! (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Ngài đã vận dụng qui luật vàng của tư duy và qui luật vàng của nhận thức như thế nào?
Đạo sĩ:
-         Đó là đưa ra các bộ sưu tập hình ảnh gợi mở sáng tạo trong món khai sáng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo. Mỗi hình ảnh nói thay cho ngàn lời. Mỗi hình ảnh đóng vai trò như một sơ đồ tư duy phi ngôn ngữ.
8. Nên vẽ sơ đồ tư duy ở đâu?
Đệ tử:
-         Nên vẽ sơ đồ tư duy bằng cái gì và ở đâu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tất nhiên, nói đến vẽ chúng ta thường nghĩ đến bút, cọ,... và vẽ trên giấy, bảng,.... Tuy nhiên, trong đời sống thế tục, việc vẽ sơ đồ tư duy vô cùng sinh động. Sau đây là một số ví dụ minh họa.
Vẽ sơ đồ tư duy bằng bút trên da. (ảnh: nguồn internet)


Vẽ sơ đồ tư duy bằng lọ ngẹ trên mặt. (ảnh: nguồn internet)


Vẽ sơ đồ tư duy bằng đầu người trên thảm. (ảnh: nguồn internet)


Vẽ sơ đồ tư duy bằng lối đi trên hồ nước. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vậy, vẽ sơ đồ tư duy ở đâu là hay nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vẽ trong đầu! Khi đó, chẳng cần tốn bút, cọ hay giấy, bảng gì cả!
Tốc độ tư duy nhanh như điện. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vẽ sơ đồ tư duy trong đầu thích hợp cho tình huống nào nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Cho tình huống tự học!
9. Sơ đồ tư duy các phương pháp sáng tạo
Đệ tử:
-         Vừa qua, bề tôi đã thỉnh giáo ngài về một số phương pháp sáng tạo. Nay, muốn thể hiện các phương pháp sáng tạo bằng sơ đồ tư duy thì làm thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ok! Ngươi xem các hình sau khắc tỏ tường.
Sơ đồ tư duy của phương pháp Scamper. (ảnh: nguồn internet)


Sơ đồ tư duy của phương pháp 5W 1H. (ảnh: nguồn internet)


Sơ đồ tư duy của phương pháp 6 chiếc mũ. (ảnh: nguồn internet)


Sơ đồ tư duy của phương pháp TRIZ. (ảnh: nguồn internet)


Sơ đồ tư duy của chính phương pháp sơ đồ tư duy! (ảnh: nguồn internet)
10. Một số bài tập vận dụng
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Xin được tham khảo một số sơ đồ tư duy của thiên hạ ạ!
Đạo sĩ:
-         Tham khảo 100 sơ đồ tư duy tại link: Bộ sưu tập sơ đồ tư duy.
Đệ tử:
-         Bẩm sư phụ tiên sinh! Xin cho một vài bài tập vận dụng ngay ạ!
Đạo sĩ:
-          Thứ nhất, vẽ sơ đồ tư duy cho bài hát Hoa Tím Người Xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn tiên sinh qua tiếng hát nữ ca sĩ Như Quỳnh.
HOA TÍM NGÀY XƯA

Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nhìn buồn lây
Gom nhớ thương sưởi tình cô liêu ấm thêm lòng ít nhiều
Tâm tư bâng khuâng ngày đôi ta đến đây
Cũng vườn xưa chốn này
Nhặt hoa tím rụng cài lên áo
Có ai đâu ngờ hoa tím cả người thương

Hương xưa ơi tìm đâu thấy kỷ niệm
Bởi một mầu hoa tím
Còn lại đây những khung trời chơ vơ
Tháng năm lòng ngóng chờ
Rồi từ đó những đêm buồn mang tới
Thương nhớ khôn nguôi người xưa xa cách rồi
Ân tình suốt đời, giấu trong lòng riêng nức nở mà thôi

Nhìn màu hoa ngỡ như anh cười lúc mình vừa gặp nhau
Xuân vẫn qua, đếm thời gian trôi biết ai về chốn nào
Đâu đây dư hương gởi tâm tư luyến thương
Ngước nhìn hoa tím rụng tình sao hững hờ
Người xưa hỡi! thấu cho nỗi lòng hoa tím còn người đâu
-          Thứ hai, vẽ sơ đồ tư duy cho hình ảnh sau:
Hình gợi mở sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)
-          Thứ ba, vẽ sơ đồ tư duy cho lời tự sự sau:
Một lời tự sự. (ảnh: nguồn internet)
-          Thứ tư, vẽ sơ đồ tư duy cho bài thơ Bút Tre sau:
Anh đi công tác Pờ lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái lại về với em
***
Còn em, em vẫn ở nhà
Cửa mình vẫn mở, khách vào khách ra

(còn tiếp)
II. SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét