Phương pháp Đối tượng tiêu điểm

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

1. Sự thay đổi nội hàm của các khái niệm.
Đệ tử:
-         Thưa ngài tiên sinh, hôm qua phụ mẫu bề tôi thu hoạch vụ mùa cà dái dê nên có gởi biếu ngài mấy quả ăn lấy thảo gọi là cây nhà lá vườn ạ!
Cà dái dê hình mẫu tự. (ảnh: nguồn internet)
Sư phụ:
-         Sao ngộ thế này! Hình thù thế này thì phải gọi là cà mẫu tự chứ! Thôi được, ngươi chụp hình hai trái cà rồi lưu vào cái USB (Univesal Serial Bus) này giúp ta nhé!

USB hình viên đạn. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Sao ngộ thế này! Ngài tiên sinh có nhầm lẫn gì không! Sao lại gọi viên đạn là USB được trời?
Sư phụ:
-         Ngươi nên nhớ, vào thời đồ đá cái gì thì rõ ràng cái đó, còn trong thời computer nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy. Thật là đau đầu!
Đệ tử:
-         Tại sao lại có chuyện trật chìa như thế, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         So với thời đồ đá, tốc độ thay đổi trong thời computer diễn ra nhanh hơn và ngày càng nhanh hơn nữa. Các khái niệm như cà dái dê hay USB vẫn giữ nguyên về mặt ngôn từ nhưng nội hàm của khái niệm ấy lại thay đổi và ngày càng thay đổi hơn nữa.
-         Nội hàm của các khái niệm thay đổi sẽ dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức bởi vì con người nhận thức thế giới thông qua các khái niệm. (Nội hàm là tập hợp những đặc điểm, những dấu hiệu cơ bản khác biệt của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ảnh trong khái niệm đó. Nội hàm trả lời câu hỏi sự vật là cái gì?)
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ về sự thay đổi nội hàm của khái niệm, thưa ngài tiên sinh!
Sư phụ:
-         Chẳng hạn, khái niệm điện thoại (phone) dùng để chỉ một thiết bị điện tử giúp đàm thoại với khoảng cách xa nhau giữa hai người. Rồi một ngày nọ điện thoại di động (mobile phone) ra đời cho phép vị trí đàm thoại không còn cố định một chỗ nữa.
-         Cùng theo năm tháng, điện thoại di động dần dần được tích hợp hàng loạt ứng dụng khác như: sms, mms, đồng hồ, hẹn giờ, lịch công tác, chơi game, nghe nhạc, đèn pin, internet, chụp hình, quay phim, ghi âm, lưu trữ dữ liệu,…
-         Thậm chí, điện thoại di động còn có thể đuỗi muỗi bằng cách cài một phần mềm có chức năng phát ra loa sóng siêu âm. Tuy nhiên, tầm đuổi muỗi của điện thoại di động chỉ vào khoảng một vài gang tay nên muốn đuổi muỗi ở bộ phận nào trên cơ thể thì phải đặt điện thoại ở gần bộ phận đó.

Điện thoại di động dành cho mèo. (ảnh: nguồn internet)

An toàn là trên hết. (ảnh: nguồn internet)
-         Xin xem thêm bộ sưu tập Điện thoại gợi mở sáng tạo tại link: http://sangtaodoimoi.blogspot.com/2013/01/bo-suu-tap-ien-thoai-goi-mo-sang-tao.html
Đệ tử:
-         Quả tim con người được điều khiển bởi tín hiệu điện từ não bộ. Tại sao cánh đàn ông lại đặt điện thoại trong túi áo - một vị trí hoàn toàn có nguy cơ sóng di động gây ảnh hưởng tới quả tim, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ngoài quả tim, nhiều quả khác trong cơ thể cánh đàn ông cũng được điều khiển bởi tín hiệu điện từ não bộ. Dĩ nhiên, cánh đàn ông có sự cân nhắc kỹ lưỡng nên đặt điện thoại trong túi quần hay túi áo. Nói chung, họ đặt điện thoại ở vị trí ít quan trọng hơn - quả tim!
Đệ tử:
-         Thật chí lý! Vừa qua, một nhà nông đã sáng tạo ra giống lúa chịu hạn bằng cách ghép gen chịu hạn của một giống cà chua vào bộ gen của giống lúa thường. Lối suy nghĩ sáng tạo của nhà nông này liên quan gì đến các phương pháp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Thứ nhất, về phương diện nghĩ ra ý tưởng: ý tưởng sáng tạo này mang tính kết hợp, cụ thể là kết hợp một bộ phận của cái này (gen chịu hạn của giống cà chua) với một cái khác (bộ gen của giống lúa thường).
-         Thứ hai, về phương diện thực thi ý tưởng:chắc chắn nhà nông này dựa trên những tri thức về nông học, về thực vật học, thổ nhưỡng học,… để thực thi ý tưởng của mình. Thực tế cho thấy, trong hàng ngàn ý tưởng thì chỉ một vài ý tưởng có tiềm năng thực thi. Một trong những yếu tố chi phối khả năng thực thi ý tưởng đó là trình độ công nghệ của thời đại và khả năng vận dụng công nghệ của người thực thi ý tưởng.
-         Thứ ba, về phương diện thương mại hóa sản phẩm: cái này do các doanh nhân đảm nhận thì hay nhất. Thực tế cho thấy, trong hàng ngàn ý tưởng thực thi về mặt công nghệ thì chỉ một vài ý tưởng thành công trên thị trường. Làm ra được sản phẩm đã khó, thương mại hóa sản phẩm còn khó hơn nhiều. Điều này lý giải vì sao mấy ông thầy đồ dạy về sáng tạo thường... nghèo vì quanh năm suốt tháng lo phương diện nghĩ ra ý tưởng là chính, còn phương diện thực thi và thương mại hóa thì không mảy may động tay động chân. Qui luật số một trong thời đồ đá là: chữ nghĩa và tiền bạc mấy khi chung đường chung lối!
Đệ tử:
-         Bề tôi nhận thấy thiên hạ nấu canh chua với hai thành phần nguyên liệu quan trọng không thể thiếu đó là (fish) và dứa/thơm (pineapple) nên nảy ra ý tưởng sáng tạo kết hợp cá với dứa/thơm thành một thứ gọi là fisapple(ghép từ chữ fish với chữ pineapple). Ý tưởng này được phác họa bởi… phần mềm photoshop như sau, ngài tiên sinh có cao kiến chi?

Cá dứa - phác họa ý tưởng bằng máy tính.(ảnh: nguồn internet)
Sư phụ:
-         Thứ nhất, về phương diện nghĩ ra ý tưởng: chẳng khó khăn gì trong việc nghĩ ra những ý tưởng ác liệt như thế này, nhất là một khi ngươi đã được lĩnh hội các phương pháp sáng tạo hiện đại. 
-         Thứ hai, về phương diện thực thi ý tưởng:đây mới là vấn đề đau đầu vì cá thuộc về động vật, còn dứa/thơm thuộc về thực vật. Trình độ công nghệ hiện nay vẫn chưa có cách chi phối hợp được hai thứ này thành một thể thống nhất đẹp đẽ như trên hình kia. Chắc còn khuya lắm mới hiện thực hóa được ý tưởng này.
-         Thứ ba, về phương diện thương mại hóa sản phẩm, Ta hoàn toàn ủng hộ ý tưởng sáng tạo của ngươi nhưng thực tình mà nói Ta không dám mua cái thứ hổ lốn này để ăn. Ai dám chắc cái thứ fisapple này là an toàn đối với người tiêu dùng. Ngoài chợ, cá và dứa/thơm đâu có hiếm đến mức phải đánh đổi tính mạng để ăn cho bằng được canh chua nấu cá.
Hệ thống cấp bậc trong phân loại sinh vật. (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)

Hiện thực hóa ý tưởng này như thế nào? (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Phương pháp sáng tạo nào phù hợp nhất trong việc sáng tạo ra những sản phẩm lai (hybrid) như giống lúa chịu hạn hay cá dứa ở trên, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-          Các phương pháp sáng tạo có yếu tố kết hợp đều có thể sử dụng cho mục đích này này. Chẳng hạn, phương pháp sáng tạo SCAMPER với phép kết hợp (combine) tại link: http://sangtaodoimoi.blogspot.com/2012/11/phuong-phap-scamper-03.html
-         Cũng có thể tham khảo thêm phương pháp phân tích hình thái tại link: http://sangtaodoimoi.blogspot.com/2013/01/phuong-phap-phan-tich-hinh-thai.html
-         Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo hiệu quả nhất cho mục đích này là phương pháp đối tượng tiêu điểm (method of focal object) hay còn gọi là phương pháp danh mục (catalogue).
-         Phương pháp này được đề xuất bởi nhà thông thái F.Kunztiên sinh ở trường đại học tổng hợp Berlin vào năm 1926 và sau đó được nhà thông thái C.Waiting tiên sinh quê xứ À-mê-ri-cà phát triển thêm vào thập kỷ thứ 5 của thế kỷ 20 sau Tây lịch.

2. Phương pháp đối tượng tiêu điểm.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo phương pháp đối tượng tiêu điểm, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Oke! Phương pháp đối tượng tiêu điểm gồm 6 bước như sau:
-         Bước 1:Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến.
-         Bước 2:Chọn ngẫu nhiên vài đối tượng ngoại lai để chèn đặc điểm của đối tượng ngoại lai vào đối tượng tiêu điểm.
-         Bước 3:Liệt kê một số đặc điểm của đối tượng tiêu điểm cũng như của các đối tượng ngoại lai.
-         Bước 4:Kết hợp các đặc điểm của đối tượng ngoại lai với đối tượng tiêu điểm.
-         Bước 5:Phát sinh ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4.
-         Bước 6:Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng có tính khả thi.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Chẳng hạn, gia đình nhà ngươi trồng cà dái dê muốn phát triển những sản phẩm mới xoay quanh khái niệm cà này. Nhà ngươi có thể vận dụng phương pháp đối tượng tiêu điểm như sau:
-         Bước 1:Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến tất nhiên là cà dái dê.
-         Bước 2:Chọn ngẫu nhiên một vài đối tượng ngoại lai chẳng hạn là: bàn học sinh, ly uống rượu, đàn ghi ta.
-         Bước 3:Liệt kê các đặc điểm của những đối tượng đã được chọn. Chẳng hạn, liệt kê như sau:
Cà dái dê
Bàn học sinh
Ly uống rượu
Đàn ghi ta
màu tím
hình chữ nhật
thủy tinh
phát nhạc
cuống xanh
gỗ
đựng nước
có dây
mùi nồng
đinh ốc
dễ vỡ
sợi thép
nhẵn bóng



-         Bước 4:Kết hợp các đặc điểm của đối tượng ngoại lai với đối tượng tiêu điểm.
-         Bước 5:Phát ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4 dựa trên sự liên tưởng tự do.
Cà dái dê
Bàn học sinh
Ly uống rượu
Đàn ghi ta
màu tím
hình chữ nhật
thủy tinh
phát nhạc
cuống xanh
gỗ
đựng nước
có dây
mùi nồng
đinh ốc
dễ vỡ
sợi thép
nhẵn bóng



Ý tưởng: Trái cà ruột bằng gỗ! (ảnh: nguồn: internet)

Cà dái dê
Bàn học sinh
Ly uống rượu
Đàn ghi ta
màu tím
hình chữ nhật
thủy tinh
phát nhạc
cuống xanh
gỗ
đựng nước
có dây
mùi nồng
đinh ốc
dễ vỡ
sợi thép
nhẵn bóng



Ý tưởng: Ly uống rượu hình trái cà!(ảnh: nguồn: internet)

Cà dái dê
Bàn học sinh
Ly uống rượu
Đàn ghi ta
màu tím
hình chữ nhật
thủy tinh
phát nhạc
cuống xanh
gỗ
đựng nước
có dây
mùi nồng
đinh ốc
dễ vỡ
sợi thép
nhẵn bóng



Ý tưởng: Đàn ghi ta hình trái cà!(ảnh: nguồn: internet)
-         Bước 6:Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng khả thi.
Đệ tử:
-         Ở bước 1, muốn cải tiến cái gì thì chọn cái đó làm đối tượng tiêu điểm - thật là chí lý. Tuy nhiên, ở bước 2, việc chọn ngẫu nhiênmột vài đối tượng ngoại lai bề tôi thấy ngộ quá - chọn thế nào thì được gọi là ngẫu nhiên, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ờ… ờ… thì chọn đại đi, bạ cái nào thì dùng cái nấy. Thật tình mà nói, cái gì có yếu tố con người dính líu vào thì không còn ngẫu nhiên nữa, cùng lắm là gần ngẫu nhiên mà thôi. Nguyên nhân là do kết quả lựa chọn của một người chắc chắn phụ thuộc vào… chính người đó, mà đã phụ thuộc thì không còn hoàn toàn ngẫu nhiên nữa!
Đệ tử:
-         Ở bước 3, liệt kê bao nhiêu đặc điểm của mỗi đối tượng là vừa, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ờ… ờ… thì liệt kê đại đi, được bao nhiêu thì thì xài bấy nhiêu. Thật tình mà nói, một sự vật/hiện tượng có vô số đặc điểm bởi vì thế giới này là vô cùng tận. Nếu liệt kê nhiều quá thì sẽ có quá nhiều tổ hợp kết hợp gây khó khăn trong việc chọn lọc các ý tưởng.
-         Giả sử có 10 đối tượng và mỗi đối tượng liệt kê 10 đặc điểm thì số tổ hợp kết hợp lên đến 1010 tức 10 tỷ phương án để lựa chọn! Giả sử mỗi phương án cần 10 giây để ngâm cứu thì cần cả thảy 3170 năm liên tục suốt ngày đêm không ngừng nghỉ để ngâm cứu! Thời gian này hơn 6 lượt Tề Thiên Đại Thánh bị núi đè ở Hoa Quả sơn.
Đệ tử:
-         Xin giới thiệu thêm một vài ý tưởng khác liên quan đến loại cà này, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ok! Ngươi hãy xem một số hình sau nhé:

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

Một ý tưởng về cà tím! (ảnh: nguồn: internet)

3. Bài tập vận dụng phương pháp đối tượng tiêu điểm.
Đệ tử:
-         Xin cho một vài bài tập để rèn luyện phương pháp đối tượng tiêu điểm, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-         Bài tập 1: Hãy đóng vai chủ tịch một trại hòm cần phát triển các loại hòm mới!
Hòm
Con sâu
Cầu vồng
Cái cưa

Vòng đời
Màu sắc
Cắt khúc

Nhộng
Đường cong
Nhiều răng

Kén
Hơi nước
Thép

Bướm
Lung linh
Nhựa

Trứng
Gấp được



-         Bài tập 2: Hãy đóng vai CEO của một nhà hộ sinh cần gia tăng doanh thu trong năm tới!
Sinh nở
Taxi
Đồng lúa
Mặt trời

Chạy lông nhông
Êm ả
Ai cũng chú ý

Tính tiền theo
 quãng đường
Gieo nhiều hạt
 một lúc
Kiêng ban đêm

Rước khách tận nơi
Bón phân
Chúa tể ánh sáng

Quảng cáo trên xe
Phun thuốc
Cần thiết cho
cây cối

Bán lúa non




Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền


-----------------------------------------------------------------------------------------------
SÁNG TẠO DU KÝ - Nơi đánh thức và nuôi dưỡng những linh hồn sáng tạo!
Tự học sáng tạo qua BÀI VIẾT: link
Tự học sáng tạo qua HÌNH ẢNH: link
Tự học sáng tạo qua BÀI GIẢNG: link
Nhìn lại chặng đường năm đầu tiên: link

Bí mật Khóa học Business Innovation: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét