Lịch sử và sáng tạo lịch sử

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6466:-lch-s-va-sang-to-lch-s&catid=34:phia-sau-ong-kinh&Itemid=27
Trước hết, tôi cho rằng, trong bất kỳ loại lịch sử nào cũng có hai lịch sử. Một lịch sử của các nhà nghiên cứu, tức là những nhà sử học. Còn có một lịch sử khác. Đó là lịch sử của các nhà sáng tạo. Lịch sử của các nghệ sỹ. Hai loại lịch sử này song song tồn tại. Chúng ta không nên ích kỷ cho rằng, cái này quan trọng hơn cái kia. Chúng ta cũng không nên độc đoán cho rằng, cái của mình mới là chính thống. Tùy theo mục đích của mình, mỗi loại lịch sử đều có vai trò và ý nghĩa riêng của mình. Và nếu nhìn rộng ra thì hai loại lịch sử này là những chị em có nhiều nhan sắc, cùng tôn vẻ đẹp của nhau lên một tầm cao khác.
Cảnh trong phim Giải cứu binh nhì Ryan.
Tôi xin kể câu chuyện. Trong cuộc nội chiến ở nước Mỹ giữa những người miền Bắc muốn giải phóng chế độ nô lệ và những người miền Nam muốn chiếm hữu, Tổng thống Mỹ lúc đó là Abram Lincon đã viết một bức thư cho ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Trong thư nói rằng, hãy tìm bằng được anh lính tên là Ryan đang chiến đấu ở đâu đó, cho anh ta giải ngũ vì bố và anh trai anh ta đã hy sinh. Anh ta còn mỗi bà mẹ ở nhà. Nếu anh ta hy sinh nữa thì gia đình anh ta sẽ không còn người tiếp nối. Hơn 200 năm sau, những tài liệu bí mật của Nhà Trắng được công bố, người ta tìm thấy bức thư kia của Lincon. Bức thư như món quà bằng vàng đối với các nhà điện ảnh Hoa Kỳ. Ngay lập tức, họ sáng chế ra một câu chuyện bi tráng. Họ chuyển bối cảnh từ nội chiến nước Mỹ sang bối cảnh châu Âu. Họ chuyển thời gian từ thời Nội chiến nước Mỹ sang Đại chiến thế giới thứ Hai. Hạ vẫn giữu tên anh lính Ryan, nhưng phong cấp cho anh ta là binh nhì, tức là một người mới vào lính. Và người đi tìm là một đại đội lính Mỹ. Bối cảnh cụ thể là cuộc đổ bộ của lính Mỹ vào bán đảo Normandi. Một đại đội do đại úy Miler chỉ huy. Khi đổ bộ vào bán đảo, đơn vị của anh ta hy sinh gần hết. Đạo diễn Spielberg đã dàn dựng cuộc đổ bộ này trở thành một trường đoạn vỹ đại nhất, bi tráng nhất trong số những đạo diễn tài ba nhất dàn dựng phim chiến tranh. Khi vào đến bán đảo, đại úy Miler lại nhận một nhiệm vụ vô cùng bé nhỏ. Đó là đi tìm anh lính Ryan nào đó đang chiến đấu trên đất Pháp để cho anh ta giải ngũ như lý do trên.Và Miler chọn 6 người linh tinh nhuệ nhất lên đường. Khi tìm được Ryan thì đơn vị này hy sinh một nửa. Nhưng anh lính này chỉ trùng tên chứ không trùng quê quán. Thế là lại phải hành quân tiếp. Khi tìm được đúng Ryan thì bất ngờ lại xảy ra. Ryan đang cùng đơn vị chiến đấu bảo vệ một cây cầu trên đất Pháp. Anh ta không muốn về. Vì nhiệm vụ chưa hoàn thành. Anh ta chưa muốn về vì dạnh dự người lính Hoa Kỳ. Thế là đơn vị của Miler ở lại chiến đâu cùng đơn vị Ryan. Kết cục, Miler và các đồng đội hy sinh. Ryan còn sống trở về. Anh nguyện sống sao cho xứng đáng với những sự hy sinh của đồng đội.
Câu chuyện này rất đơn giản nhưng chặt chẽ về câu trúc. Lại được sự dàn dựng tuyệt vời của đạo diễn Spielberg nên vô cùng hấp dẫn. Nó chiếm gần hết hạng mục giải Oscar năm đó. Cả thế giươi nồng nhiệt đón chào bộ phim. Nhưng khi chiếu ở Nga thì người Nga vô cùng tức giận. Họ cho rằng, người Mỹ làm phim này để tuyên truyền với cả châu Âu và thế giới rằng, chính người Mỹ đã hy sinh và có công nhất trong việc giải phóng châu Âu. Người Mỹ đã bóp méo lịch sử. Không thể như thế được. Người Nga quyết làm phim chống lại. Đạo diễn nổi tiếng của Nga Nikita Mikhancov đã làm phim Cháy bỏng dưới mặt trời để chống lại bộ phim sử thi hoành tráng của Mỹ nhan đề Giải cứu binh nhì Ryan. Nhưng sự thành công của phim Nga không như ý muốn. Chưa hả giận, đạo diễn Nikita Mikhancov tiếp tục làm phần hai bộ phim trên và mang đi dự LHP Cannes. Người Nga thuê cả một du thuyền chiêu đãi các nhà báo, nhà phê bình và các quan khách. Nhưng kết quả bộ phim Nga vẫn không có giải nào và bộ phim Mỹ, cho đến nay vẫn là một tượng đài lớn.
Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì? Thứ nhất, lịch sử như hạt nhân. Nó chỉ có một. Song dưới quan điểm sáng tạo của nghệ sỹ, hạt nhân này có thể biến đổi vô biên. Vì thế, những ý kiến cho rằng,''không giống như lịch sử'', ''đi quá xa so với lịch sử'' nên nhìn lại mình. những cái nhìn hạn hẹp chỉ tự đóng cửa với chính mình. Thứ hai, lịch sử là phương tiện tuyên truyền tinh thần yêu nước. Nếu anh làm tôt và hay thì sức mạnh của tác phẩm như đôi cánhkỳ diệu của sụ kiện. Song nếu anh làm không khéo thì những chiến công lẫy lừng trong thực tế chỉ là nhừng mảnh trò thảm hại.
Cảnh trong phim Chiến tranh và hòa bình.
Sáng tạo lịch sử là vấn đề không bao giờ đơn giản. Nó đòi hỏi người viết phải dành nhiều thời gian lục tìm tư liệu liên quan đến tất cả các mặt trong đời sống tại thời điểm đó. Chúng ta chỉ lưu truyền câu chuyện về Lev Tolstoi khi viết Chiến tranh và hòa bình đã đến tận nơi chiến trường xưa để cảm nhận không khí lịch sử ra sao. Nhưng ít ai biết được, trong nhật ký của mình, ông đã nghiên cứu tỉ mỉ thời tiết từng ngày năm tháng đó ra sao? Ông đã ghi chép từng bữa ăn thời đó như thế nào? Giữa bữa ăn của người bình dân, giới quý tộc và binh lính khác nhau ra sao? Những cái đó không ai dạy nhà văn cả. Chỉ có một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và trách nhiệm tự mình đặt ra với chính mình mà thôi. Khi viết Biên niên sử chim vặn dây cót, nhà văn Nhật Bản Murakami cũng đã đến tận vùng Mãn Châu, nơi đất đai là sa mạc nhưng còn lại những dấu vết chiến trận để lý giaie tại sao cha ông mình tiến hành một cuộc chiến tranh nơi cỏ cây không thể sống nổi để làm gì? Để cảm nhận rằng, trước những mảnh vỡ của vũ khí còn sót lại, sinh mạng mình nhỏ bé bao nhiêu. Và những chuyến đi này được các nhà văn tiến hành hoàn toàn đơn lẻ, chỉ do nhu cầu nội tâm. Dẫn chứng vài ví dụ như vậy, để chúng ta thấy một điều, lịch sử ở ngay trước mắt chúng ta, song chúng chỉ như những bộ xương khô. Nếu bạn muốn truyền vào nó một tâm hồn, một sự sống, bạn cần phải tái sinh, lớn lên, khổ đau và hy sinh như nó. Làm được như vậy, lịch sử sẽ sống động như ''đuôi cá quẫy trong nước''.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét