Thầy đồ thời đồ đá

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Làng Hạ, tháng Dần lưu niên 5990 trước Tây lịch.
Làng Hạ có hai thầy đồ nổi tiếng khắp thôn trên, ấp dưới. Sau đây là ghi chép những cuộc đàm đạo giữa hai vị trong quá trình nghiên cứu khoa học công nghệ tại phòng thí nghiệm công nghệ cao đồ đá trong hẻm núi cuối làng.
***
Thầy đồ HÀN:
-         Huynh đệ ta người tên HÀN, kẻ tên LÂM đều rất hay và có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi ghép lại thành HÀN LÂM, tôi trộm nghĩ về mặt học thuậtthì ok nhưng về mặt công thuật thì khó tạo được uy tín trong thiên hạ!
Thầy đồ LÂM:
-         Tôi thấy có sao đâu!
Thầy đồ HÀN:
-         Ông truy cập cỗ máy xuyên thời gian mà xem. Cách thời đồ đá ta hơn 5.000 năm trong tương lai có một gã thầy đồ tên là Hàn Lâm chuyên viết thư pháp. Vào một ngày xấu trời, gã nhón tay dệt chiếu rồi đem ra chợ bán nhưng chẳng ai mua vì đường tơ mối nhợ chạy tứ tung như thư pháp, không thể dùng được.

Chiếu phên tre thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


-         Từ đó trở về sau trong tương lai lẫn về trước trong quá khứ, mặc dù thiên hạ vẫn tiếp tục mua chiếu để nằm nhưng đều cười ruồi gã thầy đồ Hàn Lâm. Vì vậy, không ít thì nhiều huynh đệ ta cũng bị vạ lây!
Thầy đồ LÂM:
-         Ông nói chí phải! Tôi vẫn còn nhớ như in, hồi học trường mẫu giáo làng, cô giáo huấn thị rất kỹ bài thơ “Ai ơi chớ lấy học trò. Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Sao mà toàn là những nhân vật nhiều chữ nhưng ít hữu dụng thực tế ông ạ!
Thầy đồ HÀN:
-         Thật vinh dự cho phụ mẫu ta! Thằng con độc đinh này mang vinh danh về cho dòng họ vì đã hành nghề thầy đồ gõ đầu trẻ. Vượt lên hẳn nghề gia truyền của tổ tiên ngàn năm để lại là cày ruộng! Thân phụ ta là một người nông dân, thân mẫu ta cũng là một người nông dân, may quá ta hổng phải là nông dân!
Thầy đồ LÂM:
-         Tuy nhiên, về mặt kim ngân bao năm theo học hết bậc đại sư đến thạc sư rồi mon men đến bậc tiến sư tốn hết cả bầy trâu và mấy thửa ruộng, ao cá của gia đình. Vậy mà huynh đệ ta có gởi về cho phụ mẫu được đồng xu cắc bạc nào đâu.
Thầy đồ HÀN:
-         Huynh đệ ta chữ nghĩa nhiều nhưng kim ngân như lá thu trên cây đích thị là bậc đại trượng phu rồi. Hôm qua, vào mạng internet thời đồ đá download được bài thơ hay, tôi ngâm cho ông nghe nhé.
Lâu lắm rồi không về thăm phụ mẫu.
Tuổi bốn mươi thấm thoắt vụt qua rồi.
Chuyện cơm áo tưởng chơi mà rắc rối.
Nhớ quê nghèo da diết cũng đành thôi!
Thầy đồ LÂM:
-         Huynh đệ ta và bọn thương lái có nhiều điểm khác nhau lắm ông ạ! Câu cửa miệng của bọn chúng là: “khách hàng luôn luôn đúng”. Giữa thời đồ đá với một nền khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mà còn có người nhận thức ngây ngô như thế thật vô phúc!
Thầy đồ HÀN:
-         Bọn chúng ngốc lắm! Xưa nay có bao giờ đọc sách thánh hiền đâu. Tôi trộm nghĩ, nói cho cùng khách hàng cũng là con người bằng xương bằng thịt, làm gì có chuyện khách hàng luôn luôn đúng. Hoàn toàn phản khoa học ông ạ!
Thầy đồ LÂM:
-         Ông nói chí phải! Bọn thương lái luôn hạ mình làm osin và tôn khách hàng làm thượng đế. Tôi hỏi ông nhé, thượng đế lấy đâu ra mà lắm thế? Cơn cớ gì đi làm osin cho thiên hạ hả ông?
Thầy đồ HÀN:
-         Huynh đệ ta chỉ có một thượng đế duy nhất đó là… chân lý. Tôi trộm nghĩ, huynh đệ ta thuộc nhóm duy lý còn bọn thương lái thuộc nhóm duy lợi. Chiếu theo huấn thị của Khổng Tử tiên sinh huynh đệ ta đích thị là người quân tử còn bọn thương lái đích thị là kẻ tiểu nhân.
Thầy đồ LÂM:
-         Năm nay ông có nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ nào không?
Thầy đồ HÀN:
-         Ông này hỏi ngộ, năm nào chẳng có! Vừa rồi tôi nghiên cứu đề tài chế tạo dép cho vịt ông ạ! Kết quả thành công mỹ mãn vượt trên cả sự mong đợi ban đầu.
Thầy đồ LÂM:
-         Mỹ mãn là mỹ mãn thế nào, ông nói tôi nghe xem nào!
Thầy đồ HÀN:
-         Từ ngày được mang dép đến nay bầy vịt không còn bén mảng xuống nước nữa, đã hoàn toàn thích nghi với môi trường trên cạn, thường đi chung với gà. Chiếu theo học thuyết tiến hóa của Charles Darwintiên sinh, một loài sinh vật mới đã ra đời thông qua chọn lọc nhân tạo và được gọi là vịt cạn.

Công trình nghiên cứu chế tạo dép cho vịt. (ảnh: nguồn internet)

-         Còn ông dạo này có nghiên cứu gì không?
Thầy đồ LÂM:
-         Ông này hỏi ngộ, năm nào chẳng có! Xưa nay tôi nghiên cứu thiên văn học, toàn là những tinh tú ở trên trời. Ngôi sao gần nhất mà tôi nghiên cứu đó là mặt trời với khoảng cách đến từ trái đất khoảng 150 triệu km.
-         Ánh sáng di chuyển với tốc độ 300.000 km/s thì mất 8 phút 20 giây. Còn nếu di chuyển bằng xe buýt với tốc độ 11km/h thì cần chạy liên tù tì trong 1.500 năm, tương đương 3 lượt Tề Thiên Đại Thánhbị núi đè ở Hoa Quả Sơn.

Tinh tú ở trên trời. (ảnh: nguồn internet)
Thầy đồ HÀN:
-         Cũng hay đấy, nhưng toàn là những thứ ở trên trời cao xa lắc xa lơ, ông có nghiên cứu thứ gì gần gũi với cuộc sống thường nhật hơn không?
Thầy đồ LÂM:
-         Có chứ! Có chứ! Tôi nghiên cứu... mặt trăng, hay lắm ông ạ!
Thầy đồ HÀN:
-         Hay là hay thế nào, ông nói tôi nghe xem nào!
Thầy đồ LÂM:
-         Đề tài nghiên cứu của tôi là trả lời câu hỏi: mặt trăng ở đâu ra? Kết quả nghiên cứu đưa ra ba giả thiết về nguồn gốc của mặt trăng như sau:
-         Giả thiết anh em: trái đất và mặt trăng là hai anh em sinh đôi cùng lúc.
-         Giả thiết vợ chồng: trái đất có trước rồi vào ngày nọ một thiên thể đi lang thang trong vũ trụ bị lực hấp của trái đất quyến rũ và trở thành mặt trăng.
-         Giả thiết mẹ con: trái đất có trước rồi vào ngày nọ một thiên thể đi lang thang trong vũ trụ đâm vào, một mảnh vỡ văng ra ngoài trở thành mặt trăng và lỗ thủng trên trái đất bây giờ là... biển.
Thầy đồ HÀN:
-         Ôi! Cũng là những thứ ở trên trời cao xa lắc xa lơ! Chẳng liên quan gì đến cơm áo gạo tiền cả.
Thầy đồ LÂM:
-         Khác với các thương lái - những người luôn lao tâm khổ tứ tìm ra những ý tưởng và giải pháp để làm ra nhiều tiền hơn. Huynh đệ ta là nhà khoa học công nghệ - nếu luôn luôn có những ý tưởng và giải pháp làm cho tiền đội nón ra đi thì có sao đâu!
Thầy đồ HÀN:
-         Đành rằng có lúc là thế! Những mãi mãi là thế thì toi ông ạ! Chủ nhật vừa qua, buổi họp mặt đồng môn thời học mẫu giáo trường làng thật đông đủ. Mọi người bây giờ đã chuyển đổi từ thầy đồ thành thương lái hết cả rồi, chỉ trừ mỗi ông với tôi! Ông có cao kiến chi không?
Thầy đồ LÂM:
-         Thú thật là tôi cũng có dự tính trở thành thương lái từ lâu lắm - ngót 20 năm rồi đấy ông ạ. Khi nào về hưu tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh.

Lực cản trong sự thay đổi. (ảnh: nguồn internet)

Thầy đồ HÀN:
-         Ông định kinh doanh mặt hàng gì?
Thầy đồ LÂM:
-         Rượu ông ạ!
Thầy đồ HÀN:
-         Úi mẹ! Ông định trở thành Lý Thông à? Thật là kinh thiên động địa khi ông nhảy từ thái cực này sang thái cực khác.
Thầy đồ LÂM:
-         Cũng bình thường thôi ông ạ! Lý Thông bị thiên hạ đả kích tới số vì nhón tay ném đá lấp hang đoạt công chúa cướp công Thạch Sanh như thế là đúng người đúng tội rồi. Còn chuyện bán rượu không có tội tình chi cả! Thiên hạ vẫn mua rượu uống quanh năm suốt tháng đấy thôi!
Thầy đồ HÀN:
-         Nhu cầu của con người là vô hạn nên biết bao nhiêu mặt hàng khác cũng ngon ăn, sao ông không chọn mà lại chọn mặt hàng rượu?
Thầy đồ LÂM:
-         Tôi nghiên cứu kỹ càng từ lâu rồi ông ạ! Trên cõi đời này không có mặt hàng nào hay hơn rượu. Ngẫm đi ngẫm lại mới thấy Lý Thông thật cao tay ấn biết nhường nào. Huynh đệ ta nhận thức được cái hay của rượu muộn màng hơn Lý Thông khoảng 5000 năm đấy ông ạ!
Thầy đồ HÀN:
-         Ông phân tích cho tôi tỏ tường xem sao!
Thầy đồ LÂM:
-         Thứ nhất, rượu là một trong số hiếm hoi sản phẩm tạo được sự trung thành gần như vĩnh hằng ở khách hàng - khi đã nghiện rồi thì hầu như không bỏ được. Chỉ cần tiếp thị cho khách hàng nghiện là xong, từ đó về sau khách hàng tự đến với rượu.
-         Đặc trưng này hoàn toàn ngược lại đối với các sản phẩm công nghệ cao. Các lò rượu sống khỏe re từ đời này sang đời khác với bí quyết nấu rượu mẹ truyền con nối. Trong khi đó, mấy doanh nghiệp công nghệ cao tung ra hết sản phẩm này đến sản phẩm khác một cách vô vọng.
-         Kết quả thống kê cho thấy tuổi thọ của một lò rượu cao gấp hàng trăm lần tuổi thọ của các doanh nghiệp công nghệ cao. Rượu thật huyền diệu!

Cái này thì nguy rồi! (ảnh: nguồn internet)

-         Thứ hai, rượu là một trong số ít sản phẩm được sử dụng trong mọi tình huống của cuộc sống đời thường. Vui uống, buồn uống, không vui không buồn cũng uống. Đám cưới uống, đám sinh nhật uống, đám ma cũng uống. Họp mặt uống, chia tay uống, không họp mặt chia tay cũng uống.
-         Trên bảo dưới nghe uống, trên bảo dưới không nghe lại càng uống. Sáng, trưa, chiều, tối, khuya lúc nào cũng có thể uống rượu. Rượu thật huyền bí!
Thầy đồ HÀN:
-         Dựa trên qui luật mâu thuẫn: có nóng thì có lạnh, có cao thì có thấp, có nhỏ thì có lớn,... Nếu có người uống rượu thì ắt hẳn cũng có người không uống, vậy ai không uống?
Thầy đồ LÂM:
-         Chủ lò rượu dám uống chăng?

Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)



Sự quyến rũ vô biên của rượu. (ảnh: nguồn internet)

-         Thứ ba, rượu là một trong số ít sản phẩm không thể thiếu được trong lĩnh vực y dược học nên không có gì quá lời khi gọi rượu là thần dược cứu tinh của nhân loại.
-         Thứ tư, rượu là nhân tố quan trọng tạo kích thích sự phát triển một loạt lĩnh vực kinh tế như: cấp cứu người, cứu hộ sửa chữa phương tiện giao thông, bảo hiểm tai nạn,...

Sức mạnh kinh hoàng của rượu! (ảnh: nguồn internet)



Vì rượu đáp nhầm sân bay phải vào nhà đá! (ảnh: nguồn internet)
***


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét