1. FedEx
Bạn có nhận ra điều gì trong logo này không? Logo của FedEx được thiết kế vào năm 1994 bởi Linden Leader & Landor Associates. Nếu chỉ lướt qua, bạn sẽ thấy nó khá đơn giản và trần trụi, nhưng nếu nhìn kỹ vào khoảng trống giữa hai chữ “E” và “x”, bạn sẽ phát hiện ra chúng tạo thành một mũi tên chỉ sang hướng bên phải. Mũi tên này nhằm mục đích thể hiện tính nhanh chóng và chính xác trong dịch vụ vận chuyển của FedEx.
2. Amazon.com
Mũi tên màu vàng của Amazon có ý nghĩa nhiều hơn là một vật trang trí. Logo này được thiết kế để chuyển đến thông điệp rằng họ bán mọi thứ từ A đến Z (mũi tên để nối hai chữ cái này) và cũng đại diện cho nụ cười mà khách hàng của Amazon sẽ có khi mua bán trên website này (mũi tên lúc này lại tạo thành mặt cười).
3. Baskin-Robbins
Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Baskin-Robbins đã ra mắt thiết kế mới cho thương hiệu của hãng. Logo mới được tạo ra nhằm mục đích “thể hiện được niềm vui và năng lượng của Baskin-Robbins”. Trong logo cũ, số “31” xuất hiện với một cung tên đơn giả gợi ý về cái thìa xúc kem và được đặt ngay cạnh tên hãng. Còn trong logo mới, bạn có thể thấy rằng số “31” vẫn được giữ lại, nhưng nó được hình thành bởi những phần màu hồng của hai chữ cái “B” và “R” trong tên của hãng này.
4. Big Ten Conference
Được thành lập năm 1896, Big Ten Conference là một liên minh của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới có cùng mục tiêu nghiên cứu, giảng dạy và cung cấp các dịch vụ cộng đồng. Từ năm 1949 đến năm 1990, Big Ten có 10 trường thành viên. Sau đó, ngày 4/6/1990, họ bổ sung thêm Đại học Pensylvania. Cái tên Big Ten vẫn được giữ nguyên, nhưng logo của họ thì đã được thay đổi. Nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy khoảng trống giữa hai chữ cái “G” và “T” tạo thành số “11”. Tuy nhiên, gần đây, Big Ten lại cho ra mắt logo mới để sử dụng trong niên khóa 2011-2012. Lần này, số “10” được tạo thành bằng hai chữ cái trong từ “Big” và không hề đề cập đến số thành viên hiện tại là 11.
5. Toblerone
Năm 1908, ở Berne, Thụy Sĩ, Theodore Tobler và Emil Baumann (một người họ hàng của Tobler) đã làm ra loại chocolate độc đáo theo công thức đặc biệt và có hình tam giác. Nhưng phải đến năm 1970 thì hình ảnh núi Matterhorn mới xuất hiện trên bao bì của hãng này. Ngày nay, người ta còn có thể thấy một con gấu ( biểu tượng của thành phố Berne) ẩn sau logo hình ngọn núi Matterhorn.
6. Hãng hàng không Northwest Airlines
Logo của hãng này được đánh giá là khá đơn giản nhưng hiệu quả với một chữ “N” và một chữ “W” giống như một chiếc la bàn chỉ về hướng tây bắc vậy.
7. Sun Microsystems
Logo của Sun Microsystem có tới 4 chữ “sun” xen kẽ nhau và được thiết kế bởi giáo sư Vaughan Pratt của Đại học Stanford. Nó độc đáo ở chỗ dù có quay theo hướng nào, người ta cũng có thể đọc được chữ “sun”.
8. Families and Marriage
Chữ “i” trong từ “Families” và hai chữ “R” ngược nhau trong từ “Marriage” gợi liên tưởng đến hình ảnh một gia đình và một đám cưới.
9. Goodwill
Trong logo này, bạn có thể nhìn ra nửa bên phải của mặt cười hoặc là chữ “g”.
10. Unilever
Theo Unilever, thiết kế mới của họ là sự tổng hòa của tất cả những gì cần thiết nhất cho cuộc sống, và mỗi biểu tượng cũng là đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh của họ. Ví dụ: áo sơ mi (bên dưới hình trái tim) là biểu tượng cho quần áo (ám chỉ các sản phẩm về giặt tẩy).
11. IBM
Theo IBM Archieves, năm 1972, logo quốc tế đầu tiên của họ đã được ra đời và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Logo này rất dễ nhận ra bởi 8 đường kẻ sọc tạo nên chữ cái IBM. Các đường này tượng trưng cho “tốc độ và sự năng động”.
12. Giải đua xe công thức 1
Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ chỉ thấy logo này khá đơn giản với chữ cái “F” và số “1”. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy có số 1 được tạo thành từ khoảng trống giữa hai chữ trên, và số 1 màu đỏ cũng bị cắt bởi các sọc ngang để thể hiện tốc độ khủng khiếp trên đường đua.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét