10 "báo động đỏ" cho sự đổi mới thất bại

Người đăng: ngaybennhau on Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://meslab.vn/industry/2012/06/muoi-bao-dong-do-cho-su-doi-moi-that-bai.mcx
Liệu có những dấu hiệu cho thấy sự đổi mới tại một công ty đang đi tới chỗ thất bại hay không? Nếu có được một danh sách những dấu hiệu này thì sẽ hết sức hữu ích cho chúng ta. Tất nhiên, sự đổi mới tự thân nó đã rất phức tạp và mang đặc trưng của mỗi công ty nên rất khó để tổng kết thành 1 tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đưa ra 1 số dấu hiệu cho sự thất bại.
Dưới đây là 1 danh sách của những “báo động đỏ”mà tôi tổng kết được khi thảo luận với một số nhà điều hành và lãnh đạo về đổi mới. Đổi mới cần đi cùng với sự thận trọng để tránh sai lầm và thất bại.
1. Không có chiến lược đổi mới.
Các nhà điều hành và lãnh đạo đổi mới đã không đặt sự đổi mới trong chiến lược chung của công ty. Do đó, các nỗ lực đổi mới không theo 1 hướng đi rõ ràng, và do đó: không có chiến lược rõ ràng, không có sự tập trung nỗ lực, không có kết quả.
2. Không có định nghĩa về sự đổi mới.
Mỗi người đều có cách diễn giải về “đổi mới” khác nhau. Do đó, từng công ty nên có định nghĩa của riêng mình về đổi mới, sao cho phù hợp với tình hình của công ty và phải sử dụng định nghĩa này để tiếp tục có được tiếng nói chung cho sự đổi mới.
3. Quá tập trung vào nội lực của mình.
Tương lai của sự đổi mới phải là “cởi mở” và toàn thể. Và ai sẽ hiểu được điều này trước? Bạn hay đối thủ của bạn?
4. Quá tập trung vào đổi mới cởi mở.
Đúng là chúng ta phải hướng đến sự cởi mở, nhưng sự cởi mở này không phải là chìa khóa vạn năng. Điểm mấu chốt cho sự đổi mới thành công là khả năng kết hợp các nguồn nội lực và ngoại lực, và sẵn sàng chớp cơ hội khi cơ hội đến.
5. Quá bảo thủ.
Nếu bạn không thể đưa sự đổi mới đến với từng bộ phận, phòng ban trong công ty bạn, và trong từng hoạt động của nó, vì gốc rễ của cái cũ quá vững chắc thì làm sao bạn có thể kỳ vọng vào sự đổi mới này?
6. Quá tập trung vào ý tưởng mà không tập trung vào con người.
Con người và quy trình quan trọng hơn ý tưởng. Tuy nhiên, có rất ít công ty lập ra những chương trình giúp họ tìm ra và phát triển con người, đồng thời sử dụng những người thích hợp cho những ý tưởng thích hợp, tại những thời điểm cơ hội.
7. Không có “văn hóa liên kết” bền vững.
Mặc dù các nhà điều hành luôn hiểu giá trị của các mối quan hệ, nhưng họ lại không đánh giá hết tầm quan trọng của “văn hóa đổi mới” bền vững. Họ thường bào chữa rằng: mọi người sẽ tự nhận ra sự đổi mới đó. Điều này không đúng. Các nhà quản lý điều hành cần phải xây dựng các chiếc lược nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các bộ phận và giữa các nhân viên trong công ty, còn các nhân viên thì cần được đào tạo sao cho phù hợp với những chiến lược ấy. Những mối quan hệ luôn luôn cần được nuôi dưỡng.
8. Đổi mới là nhằm vào công nghệ hay sản phẩm?
Hầu hết các công ty không thực hiện đổi mới theo các mô hình đổi mới, ví dụ như “10 mô hình đổi mới” của Doblin. Trong ví dụ của Doblin, các nhà quản lý điều hành cần hướng sự đổi mới vào 4 mảng chính: tài chính, quy trình, chào bán và giao hàng. Điều này giúp cho các nhân viên và đối tác của công ty có thể đánh giá được sự đổi mới một cách toàn thể hơn.
9. Tâm lý nghi hoặc.
Thông thường, khi bắt đầu tiến hành đổi mới, những thông tin về chương trình đổi mới chỉ được gửi tới bộ phận liên quan. Và những nhân viên khác sẽ nghĩ rằng họ không có phận sự tham gia chương trình đổi mới này. Tất nhiên, tất cả nhân viên không thể cùng tham gia vào chương trình đổi mới vào cùng một lúc, nhưng doanh nghiệp nên đề ra và công bố chương trình với lộ trình rõ ràng để mọi nhân viên đều nắm được mình sẽ tham gia vào lúc nào.
10. Các nhà quản lý điều hành đánh giá thấp tốc độ thay đổi.
Hãy nhìn vào tiến trình đổi mới, đó là một cuộc đua dành cho tất cả các công ty, dù lớn hay nhỏ, để có được lợi thế giữa hàng ngàn công ty khác. Họ bắt đầu xây dựng những hệ thống kinh tế ổn định, vững vàng, giành chiến thắng trong cuộc đua ngắn lại nhưng lại mang tới những giá trị lâu dài. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, và các nhà quản lý điều hành cũng cần bước tới nhanh như vậy để giữ được vị trí của mình. Thế nhưng, rất nhiều công ty vẫn chưa thực sự bắt đầu cuộc đua ấy. Họ sẽ mất lợi thế trên con đường đua dài phía trước.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

Chìa khóa vàng dẫn dắt thành công trong sáng tạo đổi mới: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét